Nguồn vốn xã hội của Nhật Bản đã được hoàn thiện rất nhiều kể từ thời kỳ phát triển tập trung,
việc xây dựng các công trình công cộng và các toà nhà có tuổi thọ trên 50 năm đang có xu
hướng gia tăng. Ngay từ bây giờ, với mục đích để lại những lợi ích của việc phát triển cơ sở
hạ tầng cho thế hệ kế tiếp, chúng ta cần có một kế hoạch đổi mới. Thêm vào đó, khi nhìn vào
những thành phố, các khách sạn hay tòa nhà văn phòng cho thuê đang có khuynh hướng
không đủ đáp ứng nhu cầu, do sự gia tăng của số lượng khách quốc tế đến Nhật và việc tập
trung trụ sở chính của các doanh nghiệp vào khu vực đô thị. Tuy nhiên, song song với việc
các thành phố vệ tinh quanh khu vực đô thị đang trở nên hoang vắng, thì việc tái phát triển
thành phố lại đang được triển khai. Hiện tại, các thành phố, với nguyện vọng phát triển, đồng
thời sử dụng tài nguyên đất một cách có hiệu quả, cần tiến hành tái thiết lại kết cấu hạ tầng.
Cùng với sự đổi mới của thành phố, các toà nhà cũ đang được tháo dỡ, kéo theo đó là việc
loại bỏ các móng cọc cũ. Cụ thể là loại bỏ những cọc đúc tại chỗ có đường kính lớn bằng
cách sử dụng máy khoan toàn ống vách để chia nhỏ và cắt theo chiều dọc của cọc. Trong
trường hợp này, vì cắt thẳng đứng theo chiều dài cọc, nên có thể trọng lượng sẽ quá lớn để
đưa ra khỏi mặt đất. Với trường hợp không thể đưa ra, thì cọc sẽ bị nghiền nhỏ, tuy nhiên, vì
không dự đoán được kích thước của đoạn cọc đã được cắt nhỏ nằm trong ống vách nên
những trường hợp vượt quá sức nâng của cần trục cũng xảy ra khá nhiều. Từ những điều
trên, tiến độ công việc sẽ không ổn định, việc loại bỏ những cọc hiện hữu trong lòng đất cũng
gặp các trở ngại về mặt môi trường, an toàn và chi phí.
Để giải quyết vấn đề này thì Phương pháp cắt ngang cọc đã được phát triển.